Xuất khẩu thủy sản trước áp lực cạnh tranh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 5, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường EU đạt 118,9 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 thị trường xuất khẩu đơn lẻ hàng đầu trong khối EU, duy nhất giá trị xuất khẩu sang Anh tăng 44,9%, các thị trường còn lại đều giảm so với cùng kỳ năm 2014 như: Hà Lan giảm 1,8%; Tây Ban Nha giảm 45,3% và Đức giảm 27,7%.

Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng trước khi chế biến

Từ cuối năm 2014, đồng EUR bị mất giá kỷ lục so với USD, đã ảnh hưởng lớn tới các nhà xuất khẩu do nhiều doanh nghiệp EU giảm nhập khẩu và gửi đề nghị các nhà cung cấp Việt Nam giảm giá bán. Đây chính là lý do khiến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường EU 3 những tháng đầu năm 2015 giảm mạnh. Hiện  các doanh nghiệp EU nhập khẩu cá tra phile đông lạnh từ Việt Nam sau đó tăng giá trị cho sản phẩm bằng cách tẩm, ướp, bao bột, đóng gói theo quy cách, thị hiếu của người châu Âu… Do đó, cùng với việc nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam, một số nước như Đức, Hà Lan, Bỉ lại tái xuất sản phẩm cá tra sang các nước trong EU, lên tới 50% tổng khối lượng nhập khẩu. Điều đó cho thấy doanh nghiệp xuất khẩu thủy cần phải có giải pháp ứng phó, đặc biệt là việc nhanh chóng đầu tư vào khâu chế biến thành phẩm.

Với việc xuất khẩu cá ngừ, tuy có dấu hiệu chuyển biến nhưng khối lượng vẫn giảm. Theo VASEP, Quý I/2015, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam giảm mạnh phần lớn do giá thế giới xuống thấp, cộng với nhu cầu thị trường yếu. Sang đến Quý II, xuất khẩu sang một số thị trường có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tổng xuất khẩu cá ngừ tính đến hết tháng 5 vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái, với giá trị đạt 187,2 triệu USD.

Mỹ, thị trường nhập khẩu lớn nhất cá ngừ Việt Nam chiếm 40,8% tỷ trọng đã có sự tăng trưởng khả quan khi giá trị xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường này đạt 76,3 triệu USD, tăng 10%. Một con số so sánh: Thái Lan nhiều năm là quốc gia cung cấp cá ngừ lớn nhất cho Mỹ. Tuy nhiên, thống kê từ Trung tâm Thương mại thế giới (ITC) cho thấy, nhập khẩu cá ngừ Thái Lan vào Mỹ trong 4 tháng đầu năm giảm 12,2% trong khi nhập khẩu từ Việt Nam tăng 5,4%.

Một dẫn chứng khác, mặc dù xuất khẩu cá ngừ sang khu vực EU nói chung giảm 21,2% với giá trị đạt 45,9 triệu USD, nhưng xuất khẩu sang Tây Ban Nha 5 tháng đầu năm nay tăng 81,8%, đạt 7,1 triệu USD và nước này trở thành thị trường tiêu thụ cá ngừ Việt Nam lớn thứ hai sau Đức tại châu Âu.

Ngoài Mỹ, Tây Ban Nha, những tháng đầu năm cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong việc xuất khẩu cá ngừ sang ASEAN và Mexico. Đối với thị trường ASEAN, cá ngừ Việt Nam sẽ còn nhiều cơ hội hơn khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, mở ra cho Việt Nam nhiều thị trường tiềm năng trong khu vực năng động này. Riêng với Mexico, trong năm nay cũng có nhiều triển vọng bởi nước này đang phải áp dụng các biện pháp bảo tồn nguồn lợi cá ngừ. Việc thiếu nguồn nguyên liệu cho chế biến sẽ thúc đẩy Mexico gia tăng nhập khẩu từ nước ngoài. Cũng là tín hiệu vui khi tính đến hết tháng 5, xuất khẩu cá ngừ từ Việt Nam sang Nga tăng mạnh nhất trong nhóm 10 thị trường chính, với mức tăng 174,4%.

Còn về mặt hàng cua, ghẹ, tới nay Việt Nam đứng thứ 4 trong ASEAN khi xuất khẩu sang Mỹ, sau Indonesia, Philippines và Thái Lan. Theo VASEP, Mỹ là thị trường nhập khẩu nhập khẩu lớn nhất cua, ghẹ của Việt Nam, chiếm gần 45% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cua, ghẹ của Việt Nam sang Mỹ đạt 12,6 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thống kê của ITC, trong 4 tháng đầu năm nay, Mỹ nhập cua, ghẹ từ 32 nước trên thế giới đạt 21.163 tấn với giá trị gần 374 triệu USD, tăng 2,5% về khối lượng và 6,9% về giá trị. Nhập khẩu cua, ghẹ từ các nước ASEAN đạt 175,9 triệu USD, chiếm 46,9% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ. Như vậy, nhập khẩu cua, ghẹ của Mỹ từ các nước ASEAN đã tăng đến 42,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Tại thời điểm này, sản phẩm cua, ghẹ của Việt Nam đang có mức giá cạnh tranh hơn so với các sản phẩm của Philippines và Indonesia. Nhìn tổng thể, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 9 trong tổng số các quốc gia xuất khẩu cua, ghẹ vào Mỹ.

Đó là những tín hiệu vui cho ngành hàng thủy sản của Việt Nam, cho dù áp lực cạnh tranh là rất lớn, đặc biệt là tại châu Âu.    

Báo Đại Đoàn Kết, 06/07/2015
Đăng ngày 07/07/2015
Quang Trí
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 10:00 24/05/2024

Mỹ có còn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam?

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đóng góp to lớn vào nền kinh tế đất nước. Trong số các thị trường xuất khẩu, Mỹ luôn được xem là điểm đến tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hiện nay, thị trường xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đang tăng trở lại, riêng quý I/2024 xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ đạt gần 324 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vị trí là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Chế biến thủy sản xuất khẩu
• 10:15 23/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Làm sao để kích thích tính thèm ăn ở tôm

Kể từ khi bắt đầu một vụ nuôi, việc tìm ra cách kích thích tôm ăn nhiều hơn không chỉ là một thách thức mà còn là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tôm thẻ
• 01:30 27/05/2024

Hiện trạng cơ sở chế biến tôm cả nước

Ngày 22/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch giới thiệu báo cáo điều tra hiện trạng chế biến 2 sản phẩm chủ lực quốc gia là tôm nước lợ và cá tra. Sau đây là hiện trạng cơ sở chế biến tôm nước lợ.

Chế biến tôm
• 01:30 27/05/2024

Điểm khó của nuôi biển

Nuôi biển hiện nay gặp nhiều rào cản cho sự phát triển, bao gồm các yếu tố nội tại mỗi cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã về sự dám làm, dám chinh phục mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đến các rào cản từ thiên nhiên khắc nghiệt, rào cản từ chính sách, pháp luật.

Nuôi biển
• 01:30 27/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:30 27/05/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 01:30 27/05/2024